Bệnh viện thú y

Địa chỉ tin cậy cho thú cưng của bạn

Archive for Tháng Chín, 2015

Chó bị care chữa thế nào

Posted by benhvienthuy trên 30/09/2015

  ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH CARE
  Bệnh care hay bệnh sài sốt chó có tên khoa học là Fibris catarrhalis infectionsa canium. Bệnh do virus canine distemper thuộc nhóm paramyxo gây nên, Vi rút có cấu trúc ARN. trong nhiễm sắc chất và nhân tế bào, virus tạo thành thể bao hàm gọi là thể lents.
–   Tất cả các giống chó đều mắc. nhưng bệnh thường xảy ra ở chó từ 2-12 tháng tuổi, đặc biệt là chó con từ 3-4 tuổi, tỷ lệ nhiễm cao hơn cả và tỷ lệ chết 90- 100%, chó nhập nội hay mắc bệnh.
   – Người và động vật khác là môi giới trung gian truyền bệnh
   –   Chó trưởng thành nhiễm virrus nhưng ít phát bệnh mà ở thể mang trùng.
* Chất chứa virus : máu, nước tiểu, nước mắt , nước mũi, …
    –   Virus xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hoá cũng có thể qua da.
* Cách sinh bệnh care
       Thời kỳ nung  bệnh ở chó từ 3-6 ngày, dài nhất từ 17-21 ngày, kéo dài trên dưới một tháng, tối đa là 5 tuần.
–  Sau khi qua niêm mạc virus vào hệ thống lâm ba phát truyển ở đó sau đó virus vào máu gây bại huyết, tác động vào nội mạc mạch quản gây sốt kéo dài 24-46 giời.
–  Do sức đề kháng yếu, các vi khuẩn gây kế phát như: staphylococcus, Bacdetella, bronchiseptica, streptococus, salmomela, Ecoli… gây đột sốt thứ 2 kéo dài 3-4 ngày. Vì vậy chó cũng có những biến chứng như viêm phổi, viêm ruột thể cata, viêm não.
* Cách lây lan:
    –      Lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe. Do tiếp súc với dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân.
    –     Bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá.
    –     Các chất sát trùng thông thường NaOH, focmon có thể tiêu diệt được virus dễ. dàng
 TRIỆU CHỨNG khi chó bị care 
*  Đường tiêu hoá:
           Viêm cata dạ dày, ruột làm con vật khát nước, nôn mửa, ỉa chảy.
   –   Lúc đầu phân lỏng có mầu xám vàng, trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy nhầy. số lần đi ỉa 5-7 ngày làm chó kiệt sức, mệt mỏi da nhăn nheo.
   –   Sau đó phân chuyển sang mầu café nhạt do lẫn máu.
–  Giai đoạn cuối phân loãng có lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra, tanh khắm, bết ở hậu môn.
   –  Nôn là triệu chứng thường gặp, do virus tác động lên niêm mạc đường tiêu hoá gây viêm nặng. Lúc đầu môn ra bọt có mầu vàng
  –   Vì vậy con vật mất nước và mất chất điện giải làm chó gầy sút nhanh, có biểu hiện mắt trũng, bụng hóp, đi lại không vững, nằm liệt một chỗ, nhiệt độ hạ, loạn nhịp tim.
      Chó có thể chết trong vòng 5-7 ngày.
  –   Chó có thể viêm niêm mạc miệng, viêm hạch hạnh nhân
Giai đoạn cuối thân sau liệt. Bài tiết tiểu tiện và đại tiện không tự chủ được.
* Đường hô hấp:
     Viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản dẫn đến viêm phổi.
   –   Nước mũi chảy ra có mầu xanh và dịnh nhày, có khí máu do xuất huyết.
   –   Lúc đầu ho khô sau ho ướt
   –  Thở gấp, thở khò khè, thè lưỡi ra thở.
   –   Hai bên mét phập phồng ,có thể có bọt, có khi chó thở giật cơ nông.
* Biêu hiện ở mắt
              Viêm niêm mạc mắt, lúc đầu nước mắt trong, sau đó đục dần như có mủ, có khi loét, đục niêm mạc mắt thậm trí có thể mù.
* Đường sinh dục:
    –  Con đực viêm niêm mạc túi dương vật.
    –  Con cái có chửa có thể dẫn đến sảy thai.
 Triệu chứng ngoài da
     
–  Ở những vùng da mòng và ít long như: Bụng ngực, hang, trong đùi… đầu tiên nổi những chấm đỏ, sau đó biến thành những mụn có mầu vàng có viền đỏ. Người ta gọi đó là nốt sài
–  Mụn có thể khô đi mà không vỗ, hoặc vỡ ra chảy mủ khô lại rồi đóng vẩy, vẩy làm cho long bết lại rồi rụng, để lại vết thương chóng lành, không tạo thành sẹo.
–  Có hiện tượng da tăng sinh: thường thầy ở gan bàn chân, mõm. Làm gan bàn chân cúng lại, con vật đi lại khó khăn, khập khiễng có khi gan bàn chân nứt ra
 Triệu chứng thần kinh
         Xuất hiện khi bệnh kéo dài, tuỳ thuộc vào vùng não và tuỷ bị viêm.
    –   Có lúc con vật ủ rũ, buồn rầu có lúc lại hung dữ.
    –   Về sau xuất hiện co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi tai chân hay bóng đái.
    –   Vật đi loạng choạng, đứng lên ngã suống, run rẩy, có khi méo mặt mắt to mắt nhỏ.
    –   Vật lành bệnh thường mang di chứng: đi xiêu vẹo, gầy còm, điếc, đau mắt…..
Thể thần kinh: Thể thần kinh phân làm 4 loại
1. Miệng há – đớp, đầu và một chân giật giật. 2 chân hoặc cả 4 chân giật có qui luật.
2. Vận động không phương hướng.
3. Động kinh, không tự chủ được miệng cắn bất kỳ vật gì gần miệng, miệng chảy nước bọt màu trắng, có khi có lẫn máu, tự động tiểu, đại tiện, co giật liên hồi không nghỉ, chạy lung tung, vô thức cuối cùng toàn thân mất lực nằm một chỗ nghỉ. 
4. Thân sau không động đậy được hoặc liệt.
CHUẨN ĐOÁN
         Dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán: chó ho khạc, chảy nước mắt, đau mắt, chảy nước mũi , nôn khan, tiêu chảy , phân có thể lẫn máu màu café, .
         Sử dụng test chẩn đoán nhanh CDV
 PHÒNG BỆNH:
Tiêm phòng cho chó lúc 3 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Carê (VN) hoặc dùng vaccin DHPPi + L (Hà lan): phòng cùng lúc 5 bệnh Carê, Viêm gan truyền nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto
Thực hiện vệ sinh thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt giúp chó có sức đề kháng chống lại bệnh. Chuồng trại và môi trường thả chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế môi giới truyền bệnh và chống ô nhiễm.
 ĐIỀU TRỊ:
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi chó bệnh thì phải cách ly để tránh lây nhiễm sang chó khỏe khác và đưa chó đến các phòng mạch Thú y để được hướng dẫn điều trị.

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Thiến và triệt sản cho chó mèo

Posted by benhvienthuy trên 29/09/2015

Chó mèo nhà bạn đến thời kỳ đi tìm tình yêu, chúng có những tập tinh  hay thay đổi, một số đưá hay đi vệ sinh bậy ra nhà gây cho bạn không ít phiền toái, chúng có thể bị gầy đi…
Bạn muốn thiến và triệt sản cho chó mèo hãy gọi ngay cho chúng tôi.

Khi bạn không có thời gian đưa các chú chó mèo đực đi thiến bạn có thể gọi cho chúng tôi để có dịch vụ thiến tại nhà.
Những lưu ý với mèo đực bạn có thể thiến trên 5 tháng tuổi, mèo cái trên 6 tháng, tốt nhất bạn nên tiêm phòng cho chúng trước khi thiến sẽ đảm bảo sức khỏe để tiến hành phẫu thuật.
Với chó đực tốt nhất trên 7 tháng, chó cái trên 8 tháng để chúng phát triển đầy đủ

Khi tiến hành thiến và triệt sản chúng tôi sử dụng thuốc mê nên bạn nên cho chó nhịn ăn.

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Cách chọn mua chó con tốt

Posted by benhvienthuy trên 25/09/2015

Rất nhiều người sau khi mua chó về bị chết đã có những ý nghĩ tiêu cực như: chó nước ngoài khó nuôi, dễ chết; hay giờ cứ ra mua chó là toàn bị chế, không có tay nu..ôi chó  nên ko dám nuôi chó nữa. Để tìm mua được những chú chó khỏe mạnh, đẹp đẽ, thông minh, lanh lợi; tránh bị kẻ xấu lừa đảo bán chó bệnh tật không ra gì, bạn cần lưu ý kinh nghiệm chọn mua chó cảnh sau đây

1. mua chó ở đâu? 
Đây là câu hỏi đầu tiên khi bạn đang định mua chó, để đáp ứng nhu cầu nhiều người muốn mua chó cảnh, đã có rất nhiều người đứng ra cho chó nhà mình sinh sản rồi bán chó con hoặc đứng ra nhận đặt mua chó từ các nước ngoài như: Thái Lan, Đức, Bỉ, Úc…. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người vì lợi ích kinh tế nên sang bên các chợ chó của Trung Quốc nhập về những con giống chất lượng kém, lai tạp và bệnh tật về bán. Rất nhiều người mua chó không biết đã phải vừa tốn số tiền lớn cả chục triệu, vừa tốn công chăm sóc và tổn thương cả tình thương yêu động vật khi mà mua con chó Tàu về chưa đến 1 tuần nó đã phát bệnh rồi chết
Lời khuyên cho các bạn là
Trước khi mua chó, cần tham khảo bạn bè, các diễn đàn trên mạng và trên google thông qua số điện thoại, tên, nick chat, nick diễn đàn của người bán xem người ta có bị tai tiếng gì chưa, có uy tín hay không.

Đến tận nơi gặp mặt người bán xem họ nhìn thế nào, bán ở nhà hay bán ở cửa hàng chó mèo.
2. Sức khỏe con chó đó thế nào?
Bạn nên đến tận nhà xem tận mắt chó con và chó mẹ.

Đã có rất nhiều người mang chó con Trung Quốc về bán xong nói là chó đẻ ở Việt Nam, không nuôi được nên bán lại để tạo sự tin tưởng khi lừa bán cho khách. Người mua cần tỉnh táo trong trường hợp này. Hãy yêu cầu người bán cho xem hình của con chó đó lúc nó còn nhỏ hơn, hình chụp cùng chó mẹ và hỏi rõ đã mua con đó ở đâu.

Nhìn các biểu hiện bề ngoài của con chó con lúc đến xem như:

-Có nhanh nhẹn, nghịch ngợm ko

-Mắt có đỏ không, có gỉ mắt không (chó có gỉ mắt nhiều và mắt đỏ thì không nên mua)

-Mũi có khô không, có nước mũi chảy ra không (mũi chó mà khô thì không nên bắt lúc đó vì có thể nó đang sốt; mũi chó mà có dịch mũi chảy ra thì không nên mua)

-Miệng của chó có nhiều nước bọt chảy ra không

-Chó có bị ho, khạc không

-Chó có bỏ ăn không

-Chân cún chạy có run rẩy không, có bị khụy hay cong chân không

-Bụng của cún có các chấm màu đỏ không, có mụn không

-Chó có bị ỉa chảy không, lông sát lỗ đít có bị ướt, bị bết không. Nếu có thì tuyệt đối không mua hoặc không bắt lúc đó hẹn hôm khác đến xem sau.

Những biểu hiện này cần phải theo dõi ít nhất 30 phút đến 1 tiếng. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý để đến xem chó khi bạn có thể ở đó chơi được từng đó thời gian.
3. chó có thuần chủng không/
Cũng là 1 giống chó nhưng sẽ có sự khác biệt giữa các con giống nên khi mua chó cần yêu cầu người chủ cho xem trực tiếp chó mẹ và hình hoặc video phối với chó bố. Nếu bố mẹ mà xấu không thuần chủng thì chó con sẽ không đẹp.

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Nhuộm lông cho chó mèo

Posted by benhvienthuy trên 23/09/2015

Nhuộm lông cho chó mèo. Đang trở thành một trào lưu đối với nhiều người nuôi động vật, việc nhuộm lông chó mèo vẫn đang còn bỏ ngỏ nhiều nghi vấn về ảnh hưởng của nó lên cơ thể chúng.

Việc tự ý nhuộm lông chó mèo ở nhà rất nguy hiểm
Hiện nay, nhiều người có nhu cầu muốn làm đẹp cho người bạn thân thiết của mình bằng những phương pháp trang điểm mới xuất hiện rầm rộ. Một trong số đó là nhuộm lông chó mèo.

Theo nghiên cứu mới đây, việc nhuộm lông cho thú cưng có khả năng gây ảnh hưởng về mặt thể chất lẫn tinh thần cho chúng không chỉ do sự độc hại trong thuốc nhuộm mà còn do sự thay đổi đột ngột sự thích nghi với môi trường. Hơn nữa, nhuộm lông chó mèo không phải là công việc chỉ làm một lần là kết thúc mà bao gồm cả một chu trình dài cần làm hàng tháng để duy trì vẻ đẹp của bộ lông. Đó chính là một cơ hội để tích trữ độc tố của thuốc nhuộm lên cơ thể thú cưng theo thời gian làm suy giảm sức khỏe chưa kể làm giảm tuổi thọ của vật nuôi. Tuy nhiên trước nhu cầu làm đẹp cho thú nuôi ào ạt từ phía các vị chủ nhân, những chú chó mèo hằng năm vẫn bị kéo đi nhuộm lông với số lượng lớn.

Spa làm đẹp cho vật nuôi sẽ là ưu tiên đầu tiên vì đây là nơi đảm bảo an toàn nhất và giảm thiểu tối đa sự độc hại ảnh hưởng lên người thú cưng. Tuy nhiên không ít những người chủ chạy theo mốt nhưng không muốn chi trả nhiều tiền hoặc không hiểu biết về loại hình trang điểm này đã sử dụng các hình thức khác vô tình tăng khả năng trúng độc cho chính người bạn của mình. Các hình thức phổ biến thường gặp là đưa thú nuôi vào salon tóc bình thường (cho người), đến những địa chỉ nhuộm lông chó mèo giá rẻ quảng cáo trên mạng hoặc tự mình nhuộm. Với những nguyên liệu nhuộm chưa được kiểm định với bàn tay của những người nhuộm chưa được đào tạo bài bản, không ít trường hợp những chú chó hay mèo đáng thương phải ra đi vì ngộ độc hay dị ứng với thuốc nhuộm do sự bất cẩn của chủ nhân.

chó nhuộm lông
Nhuộm lông ở Spa chăm sóc thú cưng giảm khả năng nhiễm độc của vật nuôi
Một ví dụ cụ thể là trường hợp của nhà văn Nga Lenina vào tháng 9 năm ngoái. Để tham dự 1 sự kiện yêu cầu khách mời mặc màu hồng, nhà văn, người mẫu kiêm diễn viên người Nga Elena Lenina (35 tuổi) đã vào salon tóc để nhuộm hồng luôn cho chú mèo cưng cũng là niềm tự hào của cô. Vài tháng kể từ khi bị nhuộm hồng, chú mèo tử vong (sau khi chú mèo được chuyển đến sống cùng chủ nhân mới). Các bác sĩ thú y cho biết do nuốt quá nhiều màu nhuộm vào người nên chú mèo con đã bị ngộ độc thuốc nhuộm. Có nghi vấn cho rằng, chú mèo đã bị tích lũy chất độc quá nhiều từ khi bị nhuộm hồng ở salon tóc. Nhưng cũng có người cho rằng trong quá trình nhuộm lông, do người nhuộm chưa có kinh nghiệm chăm sóc động vật nên đã vô ý để mèo con nuốt một phần thuốc nhuộm vào cơ thể. Sự việc mang lại sự mất mát không hề nhỏ cho cả cô Lenina và người chủ mới của chú mèo.

Mong rằng những người chủ nhân tốt bụng sẽ nói không với việc chạy đua nhuộm lông chó mèo để giúp các em có cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ nhất có thể.

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Chó bị chảy máu mũi

Posted by benhvienthuy trên 21/09/2015

Chó mèo bị chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam có thể dẫn tới hiện tượng mất máu. nhiều gây sốc. Do máu hay các khí quan lân cận của mũi bị tổn thương làm máu đi ra khỏi mạch quản chảy ra lỗ mũi. Tùy theo mức độ tổn thương mà máu chảy ra nhiều hay ít, chảy ra một hay hai bên mũi.

Có một số nguyên nhân gây chảy máu cam ở chó mèo, có thể do cục bộ, toàn thân, bệnh truyền nhiễm hay hóa chất.
– Nếu là chảy máu mũi cục bộ có biểu hiện: máu chảy ra ít và thường chảy một bên. Nguyên nhân có thể do bị chấn thương: cây cỏ, que, đồ nhọn….đâm vào, hoặc do đỉa, vắt, dòi,.. bám vào.
Có thể do ve, rận, …đốt
Trời lạnh hanh khô, chó hắt xì hơi nhiều gây vỡ mao mạch ở mũi gây chảy máu mũi
– Nếu chảy mũi do toàn thân thường có biểu hiện máu chảy cả 2 bên mũi, Nguyên nhân có thể do ứ huyết mạch phổi là triệu chứng của sốc nhiệt, say nắng, cảm nắng, suy tim… Khi chảy máu mũi do sốc nhiệt, say nắng sẽ kèm thêm triệu chứng hoảng sợ, khó thở, nhiệt độ tăng cao.
Nếu tổn thương vùng họng, khí quản, thanh quản thì máu sẽ chảy ra ở cả 2 bên mũi. Nếu tổn thương niêm mạc mũi thì máu sẽ có dịch nhầy
Chó bị thiếu chất như vtm C cũng gây chảy máu mũi
– Nếu chảy máu mũi do các bệnh truyền nhiễm thì chó còn có biểu hiện đặc trưng của các bệnh: care, ký sinh trùng máu làm niêm mạc chó nhợt nhạt.
– Chảy máu mũi do nhiễm các loại hóa chất. hoặc ăn phải bả, thuốc chuột, ăn chuột chết có thuoc,..chó có các biểu hiện đặc trưng như nôn mửa, sùi bọt mép, hạ nhiệt.. .
Khi chó bị chảy máu mũi bạn cần xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời
– Để đầu chó cao hơn phần đuôi
– Chườm đá lên vùng trán và mũi
– Dùng bông thấm dung dịch adrenalin nhét vào lỗ mũi
Quan trọng là tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp, có thể kết hợp tiêm thuốc cầm máu để có tác dụng tạm thời.

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Cách xử lý vết thương khi bị chó cắn

Posted by benhvienthuy trên 19/09/2015

Cách xử trí vết thương khi bị chó cắn, cach so cuu vet thuong khi bi cho canBị chó cắn là một tai nạn khá phổ biến, rất nguy hiểm, rất dễ gặp phải đặc biệt đối với trẻ nhỏ do rất khó phòng tránh, đã có rất nhiều trường hợp người bị chó cắn đã bị tử vong do không được sơ cứu và điều trị phù hợp. Chính vì vậy việc tìm hiểu cách xử trí vết thương khi bị chó cắn đóng một vai trò rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh và chủ động xử lý hiệu quả.

Cách ly nạn nhân với con chó đã cắn

Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với nạn nhân và người sơ cứu. Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân.

Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương bị chó cắn

Cần giữ được sự bình tĩnh đối với cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cho dù tình hình thế nào để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả.

Các bước sơ cứu vết thương khi bị chó cắn

– Làm sạch vết thương: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất sơ cứu vết thương khi bị chó cắn. Bạn nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn nhé;

Làm sạch vết thương khi bị chó cắn, lam sach vet thuong khi bi cho can

– Sát trùng kỹ vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, bạn dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để nạn nhân không bị xót nhé;

– Tiến hành cầm máu vết thương cho nạn nhân: Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.

– Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

– Tiêm phòng cho nạn nhân: Nạn nhân bị chó cắn cần được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác, tuy nhiên bạn cần theo dõi con chó cẩn thận kết hợp hói ý kiến bác sỹ, nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết, bán mổ thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân và có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên về vấn đề này bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ nhé.

Bị chó cắn đặc biệt là chó dại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân nếu chúng ta không biết cách xử lý phù hợp, hiệu quả, cách xử trí vết thương khi bị chó cắn trên đây sẽ giúp bạn chủ động xử lý khi người thân hay bất kỳ ai bị chó cắn, có như thế mới có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với nạn nhân đặc biệt là những nơi xa cơ sở y tế. Giữ bình tĩnh, tiến hành sơ cứu cẩn thận, từng bước một theo hướng dẫn trên đây sẽ góp phần loại trừ được những tình huống xấu có thể xảy ra.
Theo http://dieutri9.com/

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Kinh nghiệm phối giống cho chó

Posted by benhvienthuy trên 16/09/2015

Thường thì từ 08 tháng tuổi, có khi sớm hơn chó bắt đầu động đực. Tuy nhiên, ở tuổi này là quá sớm để cho chó phối giống.
Để chó phối giống cho hiêụ quả bạn cần lưu ý một số vấn đề sau

Chó giống
Với chó đực
Ít nhất phải từ 16 tháng  trở đi mới đủ sức để phối giống . Nếu phối giống khi chó non hơn, chó đực sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể. Đến 24 tháng tuổi, sức lớn của chó mới ngưng lại; do đó, nếu muốn tính chuyện lâu dài thì không nên để chó đực phối giống lúc chưa đủ tuổi.
Chó đực dùng để phối giống phải theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định, thông thường nên chọn những con có nguồn gien tốt, bản thân chó khỏe mạnh, không bệnh tật, thân thể nở nang, chân cẳng cứng cáp… Chó đực lúc nào cũng có thể sẵn sàng phối giống, nhưng nên cho chúng phối giống mỗi tháng chừng vài ba lần mà thôi.
Mỗi lần cách nhau ít lắm cũng một tuần để chó đực còn có thời gian cần thiết để nghỉ ngơi lại sức. Đồng thời ta phải tăng khẩu phần ăn bổ dưỡng cho chó, có như vậy nó mới khỏe mạnh và bảo đảm cho lần phối giống sau này. Chó đực suy yếu, tinh lực không dồi dào, tinh trùng kém chất lượng có thể thai sẽ không đậu. Một con chó đực khỏe mạnh khi phối giống thường đem lại kết quả tốt.
Với chó cái
Chó cái ít nhất cũng phải từ 14 tháng mới nên cho giao phối. Nếu cho sớm hơn chó cái sẽ mau suy yếu. Chó suy yếu thì thụ thai kém, nếu đậu thai thì chó con sinh ra cũng yếu ớt, khó nuôi,,bản thân chó cái cũng phải khỏe mạnh, không bệnh tật, xương hông phải rộng để sau này sinh nở được dễ dàng. Chó cái mà xương chậu quá hẹp không tốt khi sinh, có khi phải mổ, không những chết con mà còn hư cả mẹ. Chó cái mỗi năm thường động đực hai lần cách nhau 6 hay 7 tháng, thường là vào cuối Xuân và giữa Thu.

Thời gian động dục của chó cái dài hay ngắn là tùy vào mỗi con và từng thời kỳ. Có con lần này kéo dài  đến 03 tuần, nhưng lần khác lại chỉ có 02 tuần mà thôi, trung bình là nửa tháng. Khi sắp động dục chó sẽ biếng ăn, mệt mỏi, thần kinh rối loạn, chó thường đứng ngóng ra đường như đợi bạn. Triệu chứng động dục rõ  nhất xảy ra liền sau đó là bộ phận sinh dục chó cái bắt đầu mọng đỏ lên, càng ngày càng nở to thêm, sưng to đến vài ba lần so bình thường, có nước nhờn chảy ra màu đỏ lợt như máu. Thường thì từ ngày thứ 07 trở đi, tính từ lúc âm hộ chó cái có nước nhờn màu đở thì chó cái mới bắt đầu chịu đực. Thời gian chó chịu đực kéo dài từ 05 đến 10 ngày mới thôi. Từ ngày thứ 07 trở đi, âm hộ bắt đầu bớt sưng và xẹp dần xuống, từ màu đỏ trở sang màu tái, nước nhờn màu đỏ cũng lợt dần.
Thông thường tính từ ngày xuất hiện “kinh” cho đến ngày thứ 10, chó cái dù có chịu đực vẫn không thụ thai. Vì từ ngày thứ 11 trở đi, trứng mới bắt đầu rụng, việc cho giao hợp mới đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên không nhất thiết tính các ngày thứ 10 hay 11, mà phải quan sát bề ngoài bộ phận sinh dục chó cái. Nếu mặt ngoài tái, da nhăn, nước nhờ, lợt là thời gian trứng rụng, cho chó đực phối giống sẽ thụ thai. Ngày này có thể là ngày thứ 9, 10, 11, 12 chẳng hạn. Nếu nhà có sẵn chó đực giống, ta có thể cho phối giống từ ngày thứ 9 cho đến hết ngày 12. Nếu không sẵn chó đực thì nên cho phối giống từ ngày thứ 10 và sang ngày 11.

Vì ta không thể biết chính xác chó có kinh từ hôm nào vì nó liếm sạch, cần thử phản xạ chịu đực của nó như sau:
Dùng tay ấn nhẹ vào phần giữa đuôi và âm hộ, chó đứng yên và trông có vẻ kích thích, thì nó chịu phối giống. Ngoài ra, thực tế nhà nhân giống khi thấy chó ra máu, thì lấy ngày đó lùi lại 2-3 ngày, đó là ngày đầu tiên của chó. Từ đó tính đến ngày 10-15 cho chó phối giống.

Những điều cần chú ý khi phối giống cho chó
Cần mang chó cái đến chó đực (không nên làm ngược lại).
Chó cái phải bảo đảm khỏe mạnh, không có các bệnh về đường sinh dục: Sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), nấm, ghẻ bao lông (Demodex).
Cả đực và cái để đói (không cho ăn trước giao phối 6-8 giờ).
Thời tiết và khu vực giao phối bảo đảm thoáng mát, ấm áp, mùa hè nóng bức tốt nhất vào sáng sớm hoặc tối muộn.
Rọ mõm chắc chắn chó cái tránh cắn xé chó đực trong lúc giao phối.
Không được dùng xích, đặc biệt kim loại cho chó đực lúc giao phối.
Không có gai góc, sắt thép, vật cứng nơi chó giao phối đề phòng tổn thương ngoài khi chó đực chưa thụt dương vật vào bao.
Cần khoảng thời gian “làm quen” giữa chó cái và đực. Nâng âm hộ chó cái về hướng chó đực gây kích thích hưng phấn trước khi hỗ trong giao phối.
Các động tác nâng cao phần sau chó cái sau giao phối để tránh tinh dịch chảy ra ngoài là không cần thiết.
Lần giao phối tiếp nếu cần nên cách nhau 48 giờ.

Lưu ý thêm:
-Chó lai, cận huyết, bệnh tật, suy dinh dưỡng, béo phì, sẽ sa-lơ muộn hơn.
-Chó động dục nhưng không ra máu, nếu theo dõi tốt phản xạ chịu đực thì vẫn phối được và có kết quả.
-Chó già trên 6 năm tuổi có thể không đúng với quy luật trên
-Chó già trên 8 năm có biểu hiện loạn kinh rồi tắt kinh.

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Có nên cho chó mèo ăn thức ăn hạt

Posted by benhvienthuy trên 12/09/2015

Có nên cho chó mèo ăn thức ăn khô có sẵn thường là băn khoăn cuả nhiều người nuôi chó mèo. Việc cho chó mèo ăn thức ăn hạt có ưu điểm về sự tiện lợi nhưng cũng có rất nhiều nhược điểm

1. Nguyên liệu và thành phần thức ăn hạt khô  thường có chất  lượng không đảm bảo, Thành phần chính sản xuất ra thức ăn khô là bột thịt gà, phụ phẩm trong thức ăn gia cầm và bột thịt xương, những nguyên liệu đã được lọc bớt mỡ.Những phần không phải thịt từ gia súc, gia cầm như ruột, phổi, lá lách, đầu, móng, vú, bào thai, gan bị nhiễm bệnh hoặc kí sinh trùng, khối u bị cắt bỏ, và những bộ phận khác con người không dùng.Xác chết động vật ở các trang trại.Những con vật bị bệnh được đưa vào lò mổ.
2. Cách chế biến có thể làm  mất protein, Enzymes là loại protein đặc biệt hỗ trợ hàng ngàn phản ứng hóa học trong cơ thể, có đặc điểm là không bền và dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ tương đối thấp, nên enzyme trong thức ăn hàng ngày thường bị phân hủy trong quá trình chế biến. Kết quả là tuyến tụy buộc phải sản sinh ra lượng enzyme để bù lại lượng đã mất. Dần dần, tụy có thể bị quá tải và trương lên, dẫn đến viêm tụy, nguy hiểm đến tính mạng.
3.Quá trình xử lí nhiệt làm gia tăng chỉ số đường huyết của carbohydrat.  Điều này đã gây ra tác động xấu tới lượng đường trong máu và khiến cho tụy phải tiết nhiều insulin để điều chỉnh hơn. Việc tiết quá nhiều insulin làm giảm khả năng điều chỉnh của tế bào và gây hiện tượng kháng insulin. Điều này lí giải vì sao thức ăn khô là nhân tố chính gây bệnh tiểu đường loại 2.
4.Thức ăn khô chứa rất nhiều calo,. Chúng là nguyên nhân chính gây béo phì ở vật nuôi, rồi chính béo phì dẫn tới nhiều bệnh khác: tiểu đường, nôn mửa, nôn mửa mãn tính, tiêu chảy mãn tính, cao huyết áp, vấn đề về da và lông, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, viêm khớp, bệnh tim, hen suyễn, dị ứng da, viêm ruột, bệnh về bàng quang và thận.

5Thiếu nước Hiển nhiên là thức ăn khô không chứa nhiều nước. . Vì vậy mèo rất ít khi khát nước và cũng hiếm khi phải bổ sung nước trừ khi trong người chúng chỉ còn 3% nước .Còn chó thường dễ khát nước hơn nên sẽ uống nước đều đặn hơn, nên chúng ít khi bị mất nước
Mất nước là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe gồm sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, FLUTD (viêm đường tiết niệu ở mèo), táo bón và bệnh thận.
6Chất gây ô nhiễm tiềm tàng
Với những nguyên liệu nhà sản xuất dùng để làm thức ăn cho vật nuôi như ngũ cốc nhiễm thuốc trừ sâu, xác động vật thì hiển nhiên điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới thú cưng bởi chúng có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao bởi nhiều chất có hại. Một vài chất độc bị phân hủy trong quá trình chế biến, nhưng không phải tất cả.
7. Chất bảo quản:

Chất bảo quản không thực sự cần thiết khi sản xuất thức ăn đóng hộp bởi bản thân việc đóng hộp đã giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.
8 Gây bênh về gan
9 Gây  dị ứng và hen suyễn

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Chó mèo bị trầm cảm

Posted by benhvienthuy trên 09/09/2015

Bạn thấy chó nhà mình có những biểu hiện không bình thường, bạn đang lo lắng không biết chó nhên
mình có bị bệnh trầm cảm không. Hãy đọc để tìm hiểu thêm về bệnh trầm cảm ở chó.
Có nhiều nguyên nhân làm thú cưng bị trầm cảm, dưới đây là nhưng nguyên nhân phổ biến nhất.

chó bị trầm cảm

– Thay đổi về môi trường sống như:
+ Có thêm hoặc mất đi một thành viên trong gia đình: trường hợp thường gặp nhất là chủ nuôi đi học/ đi làm và không còn dành nhiều thời gian cho thú cưng nữa. Ngoài ra, khi người thân của người chủ mất đi; hoặc người chủ nuôi đang trong tình trạng căng thẳng, chú chó cũng bị ảnh hưởng.
+ Có thêm một thú cưng mới hoặc mất đi người bạn đồng hành: đây là trường hợp phổ biến thứ hai gây ra trầm cảm cho thú nuôi.
+ Chuyển đổi chỗ ở
– Khi thú cưng già đi: Cùng với tuổi già, chó mèoc ó thể bị suy giảm một số chức năng hoạt động như ăn uống kém đi, đi cà nhắc hoặc không nhìn thấy rõ. Vì đây là những hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chó mèo có thể bị trầm cảm do không duy trì được nhịp sống như trước đây nữa.
– Trầm cảm theo mùa: Nếu thú cưng sống ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, thú cưng có thể bị trầm cảm nếu thời tiết thay đổi theo chiều hướng xấu hơn (nhiều ngày mưa, giông bão hay lốc xoáy), vì tâm trạng của thú cưng sẽ thay đổi theo áp lực khí quyển.

Triệu chứng trầm cảm ở chó mèo
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chó mèo không còn duy trì thói quen như trước đây nữa. Một số dấu hiệu điển hình là:
– Giảm hoạt động thể chất: Thú cưng không còn chạy nhảy chơi đùa, thay vào đó là nằm ườn suốt ngày và ngủ
– Ăn uống ít đi, thậm chí không ăn gì cả. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về cân nặng
– Thay đổi về tính cách: Chó cưng hay ngủ sẽ bị bồn chồn, còn một chú chó thích hoạt động sẽ trở nên ù lì, hoặc hung hăng, hay tè bậy trong nhà. Bạn nên chú ý quan sát kĩ để phát hiện ra sự thay đổi tính cách bất thường. Hay chó cưng không còn chào đón mừng rỡ và vẫy đuôi khi bạn về nhà nữa, hay trốn tránh ở trong các hốc, kẹt và nhìn mặt buồn rũ rượi.
– Không giao tiếp với bạn của nó: Đây là dấu hiệu dễ phát hiện nhất. Chó mèo sẽ không giao tiếp/ chơi đùa với những người bạn hàng xóm.
– Thay đổi giấc ngủ: Nhịp điệu ngủ của thú cưng sẽ thay đổi, chẳng hạn như thú cưng sẽ ngủ ban ngày, thức ban đêm, ngủ cả ngày lẫn đêm hay không ngủ một chút nào.
Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các nguyên nhân gây ra do bệnh lý thể chất, ví dụ như một chú chó buồn bã và không còn thích chạy nhảy nữa có thể là do những cơn đau từ bệnh viêm khớp.
Với mèo, ngoài các triệu chứng trên, bạn có thể thấy mèo cưng sẽ không chăm lo chải chuốt bộ lông của mình, tiểu tiện bừa bãi hay mèo sẽ có những hành vi khá hung dữ- ngay cả với chủ nuôi của mình.
Cách điều trị
Vì có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm, cho nên điều đầu tin là bạn cần xác định đâu là nguyên nhân chính gây bệnh để có cách điều trị dứt điểm.
Thông thường, bạn nên dành nhiều thời gian cho thú cưng của mình và cùng thú cưng thiết lập một kế hoạch tập thể dục / vui chơi nhất định. Dành 10-15’ mỗi ngày dắt chó cưng đi dạo, hay tạo điều kiện cho chú tiếp xúc với chú chó nhà hàng xóm. Bạn có thể cùng chú chơi trò ném banh, hay trò chuyện với chú thường xuyê hơn. Với mèo, bạn hãy dành thời gian vuốt ve, cưng nựng và trò chuyện. Do mèo cưng thường thích ở một mình nhiều hơn là tiếp xúc với chủ nuôi như chó, bạn nên mở rèm che cửa để mèo cưng thấy được cảnh vật bên ngoài hay bật TV / radio / nhạc để luôn có tiếng động trong không gian xung quanh.
Những hoạt động thể chất sẽ làm cho người chủ và thú cưng gắn bó hơn, và hoạt động nhiều sẽ kích thích sản sinh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh mà thiếu nó được xem như là nguyên nhân gây trầm cảm.
Nếu là trầm cảm theo mùa, bạn nên cho thú cưng tắm nắng ngay khi có điều kiện. Trong thời kì mưa bão, tránh để thú cưng bị ướt mưa và sấy khô ngay khi có thể nếu thú cưng bị ướt.
Nếu nguyên nhân gây ra trầm cảm là do lão hoá tuổi già, bạn hãy giữ vệ sinh thân thể thú cưng sạch sẽ, sắp xếp lại môi trường xung quanh và dùng các biện pháp hỗ trợ để thú cưng cảm thấy thoải mái nhất. Ví dụ như nếu chó cưng đi lại kém, bạn có thể dùng xe đẩy để cho thú cưng vẫn tương tác với môi trường xung quanh. Nếu thú cưng chịu nhiều đau đớn thể chất và chất lượng cuộc sống suy giảm, bạn nên cân nhắc phương pháp trợ tử để thú cưng ra đi nhẹ nhàng nhất.
Nếu tình trạng trầm cảm vẫn tiếp diễn ngay cả khi bạn đã dành nhiều thời gian cho thú cưng và cho thú cưng tham gia vào nhiều họat động, bạn nên đến gặp bác sĩ thú y.
Phòng ngừa trầm cảm ở chó mèo
Không có gì có thể đảm bảo cho chó cưng/ mèo cưng của bạn khỏi nguy cơ bị trầm cảm. Một số thú cưng sẽ nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh và dễ bị trầm cảm hơn. Điều quan trọng là bạn tạo ra một môi trường tràn đầy yêu thương, không áp lực.

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »

Tẩy giun cho chó như thế nào

Posted by benhvienthuy trên 05/09/2015

.Lịch tẩy giun cho chó

Chó con có thể tẩy giun lúc  2 tuần tuổi  ( trước khi trứng của giun tròn thoát ra ngoài qua phân )

Và được nhắc lại lúc 4, 6 và 8 tuần tuổi.

Sau đó 1 tháng 1 lần cho đến 6 tháng trở đi thì 3 tháng 1 lần.

Rồi 1 năm 1 lần. Duy trì như vậy cho đến hết 1 vòng đời của 1 con chó.

Lịch này sẽ giết hết giun sán.

 Phương pháp cho chó uống thuốc tẩy giun

Chó không thích uống thuốc  , chó luôn ngậm miệng chặt và phản kháng mãnh liệt . Một số con chó còn ợ ngược trở ra . Cả 2 trường hợp chó đều tiếp nhận thuốc với liều lượng rất ít .

Cách dễ dàng nhất là đạt các viên thuốc  vào đồ ăn của chó như là thịt viên vì chó thường đớp và nuốt trọng thức ăn do đó thuốc sẽ dễ vàng vào theo . Có những con chó khôn lanh sẽ nhận ra thuốc trong đồ ăn , đối với những con chó này thì bạn sẽ phải đặt thuốc trực tiếp thuốc vào miệng chó .
Đây là cách cho chó uống thuốc rắn :
–   Mở miệng chó bằng cách ghì mõm mở 2 hàm của chó ra . Kéo môi trên xuống trên răng nó và giữ nó trên tay bạn . Nếu nó cố gắng cắn thì nó sẽ cắn vào môi nó .
–   Nghiêng đầu chó hướng lên trên .Cách này sẽ làm cho chó mở hàm dưới
–   Đặt thuốc vào trong miệng chó vào lưỡi . Giữ hàm dưới của chó lâu đến mức bạn có thể .
–   Khi đã đặt viên thuốc vào rồi thì đóng mõm chó lại và giữ chặt .
–   Vuốt nhẹ cổ chó cho đến khi nó nuốt viện thuốc xong . Rất quan trọng theo dõi nó nuốt viên thuốc xong . Nếu không chó sẽ khạt thuốc ra khi bạn bỏ tay .
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các loại thuốc tẩy giun cho chó mèo

Posted in bác sĩ, chất lượng, chu đáo, dịch vụ, hà nội, phòng khám, tiêm phòng | Leave a Comment »