Bệnh viện thú y

Địa chỉ tin cậy cho thú cưng của bạn

Archive for the ‘Những điều chưa biết về mèo (p8)’ Category

Chó mèo con chết mẹ, cách ghép đàn cho chó mèo

Posted by benhvienthuy trên 04/11/2015

Bạn đang nuôi chó mèo đẻ vì một lý do nào đó không may chó mẹ bị chết, bạn muốn ghép đàn cho chó mèo con. Hãy chú ý một số điều kiện khi ghép đàn cho chó mèo


– Con nuôi và con đẻ đều phải khỏe mạnh.
– Ngày tuổi không quá chênh lệch nhau.
 – Không quá khác nhau về giống: Mẹ nhỏ nuôi con to như mẹ Chihuahua nuôi con boxer hoặc GSD,…
 – Phải hiểu đặc điểm riêng của chó mẹ: tính tình, nuôi khéo hay vụng, lượng và chất của sữa mẹ có tốt không,… Trong các đứa con, có đứa nào ‘lạ’ không?
  Cách ghép đàn
– Cách ly mẹ đẻ và con đẻ khoảng 2-3 giờ.
 – Cho tiếp xúc với con nuôi và con đẻ trong thời gian cách ly nói trên.
 – Lấy bông sạch, khô thấm nước tiểu và phân của con đẻ bôi vào toàn thân, đặc biệt là hậu môn, đuôi của con nuôi.
 – Trộn lẫn rồi thả vào đúng vị trí của ổ chó.
– Nhẹ nhàng đưa chó mèo mẹ về ổ, quan sát thái độ của chó mèo mẹ. Chó mèo mẹ không thể ‘đếm’ số con của mình, nhưng sẽ kiểm tra chó lạ bằng cách ngửi hậu môn và liếm lỗ tiểu chó con. Nếu tất cả đều bú là đã ghép đàn thành công.
Một số chú ý
 – Ghép chó khó hơn ghép mèo vì chó ngửi mùi, phát hiện được chó lạ có thể cắn chết ngay
. – Nơi ghép đàn phải yên tĩnh, không cho nhiều người lạ xem.
 – Không ghép thêm quá nhiều con, mẹ nuôi không xuể sẽ chết tất cả đàn
 – Chăm sóc đầy đủ chất cho mẹ nuôi thêm con ghép đàn.

 http://www.lamsao.com/

Posted in http://schemas.google.com/blogger/2008/kind#post, Những điều chưa biết về mèo (p8), phong thủy, siêu âm cho chó, trồng cây, Vaccine phòng bệnh dịch cho mèo | Leave a Comment »

Những điều chưa biết về mèo (p8)

Posted by benhvienthuy trên 28/12/2013

Thỏ cưu mang mèo con
6 chú mèo con bị mẹ bỏ rơi đã tìm được một người mẹ mới không ai ngờ tới – đó là một chú thỏ nhà.

Đàn mèo con bị bỏ lại sau khi mẹ của chúng nhận thấy không thể chăm sóc chúng. Một y tá của bệnh viện thú y tên là Melanie Humble đã mang chúng về nhà nuôi với hy vọng con mèo của mình sẽ chăm sóc lũ nhỏ. Nhưng không ngờ, chúng lại được con thỏ nhà tên là Summer cưu mang.

Melanie, 29 tuổi, đến từ Aberdeen, Mỹ, nói: “Thật ngạc nhiên. Chẳng hiểu vì lý do gì mà các con mèo liền chọn ngay con thỏ và cho rằng đó là mẹ của mình”.

“Chúng bắt đầu leo trèo lên người con thỏ và tìm kiếm sữa. Con thỏ chỉ ngồi đấy và mặc cho bọn trẻ nghịch ngợm. Giờ chúng theo thỏ mẹ khắp nơi. Chúng không chịu rời xa nhau. Trông tất cả bọn chúng thật là đáng yêu”.

Con mèo 2 mặt 3 mắt
Điều kỳ lạ là sau 7 tháng chào đời, mèo quái Lil’Bit vẫn sống khỏe mạnh với bà chủ tốt bụng tại bang Arizona, Mỹ, thách thức mọi lời tiên đoán “chết yểu” của tất thảy các bác sĩ thú y.

Được biết lúc mới chui ra khỏi bụng mẹ Lil’Bit có tới 4 mắt riêng biệt. Nhưng càng ngày hai mắt giữa càng “xích” lại gần nhau hơn và nhập thành một mắt khổng lồ. Trong khi đó hai chiếc đầu vẫn hoạt động riêng rẽ, khiến cho bà chủ “trở tay” không kịp mỗi lần nó nhặng xị đòi ăn.

Các nhà khoa học cho rằng mèo Lil’Bit có hai não độc lập, bởi nhiều khi một bên ngủ thin thít còn bên kia vẫn tỉnh táo và ngọ nguậy như thường. Những hôm bị cảm cúm một bên nước mũi chảy ròng ròng còn bên kia khô queo trông thật là ngộ.

Cùng lứa đẻ với Lil’Bit còn có một chị gái và một anh trai nữa nhưng cả hai “bọn họ” đều không dính bất cứ dị tật bẩm sinh nào.


Mèo quái Lil’Bit. (Ảnh: Maildaily)


(Ảnh: Maildaily)

Vì sao mèo luôn tiếp đất bằng 4 chân?
Mèo luôn khiến con người thán phục khi bị rơi hoặc ngã từ trên cao xuống mà vẫn tiếp đất nhẹ nhàng bằng 4 chân. Có một cơ chế tinh xảo cho phong cách ngã nghệ thuật này.

(Ảnh: Physlink)

Mèo có cảm giác cân bằng rất cao và có bộ xương sống rất linh hoạt, điều này cho phép chúng vặn người để điều chỉnh lại tư thế khi ngã xuống – một khả năng bẩm sinh gọi là “phản xạ vặn mình”.

Khi một con mèo nhảy hay ngã xuống từ trên cao, nó sử dụng hệ thống tiền đình hoặc thị giác để xác định trên dưới, rồi vặn nửa trên thân mình để quay mặt xuống. Tiếp đến, nửa dưới cơ thể vặn theo sau.

Kể cả mèo con ngã xuống cũng không biết sợ, hầu hết làm chủ kỹ năng ngay từ khi chúng được 7 tuần tuổi.

Mèo cũng được hỗ trợ bởi thân hình nhỏ gọn, cấu trúc xương nhẹ và bộ lông dày, giúp giảm vận tốc và giảm thiểu tác động. Một số còn mèo còn làm dẹt cơ thể, giúp tạo ra hình một cái dù cản không khí khiến chúng rơi xuống chậm hơn.

Nếu bạn nuôi mèo, hãy cẩn thận với những chiếc cửa sổ mở, bởi một con chim hoặc con sóc cũng có thể làm con mèo sao nhãng khiến chúng mất cân bằng và tiếp đất bị thương. Rơi từ độ cao thấp, như tầng 1-2, nguy hiểm hơn khi rơi từ trên cao, bởi chúng không có đủ thời gian để vặn mình trở lại đúng tư thế.

M.T.

Mèo chỉ nhớ được trong 10 phút
Một nghiên cứu mới tìm thấy mèo chỉ có thể nhớ được những thông tin nhất định trong vòng 10 phút. Nghiên cứu ban đầu nhằm so sánh trí nhớ hành động của mèo với trí nhớ hình ảnh và tìm thấy mèo nhớ bằng cơ thể tốt hơn là bằng mắt, khi chúng gặp một vật thể trên đường.

Khi một con mèo bước qua một đồ chơi hoặc chiếc giày đặt ở cửa trên đường tới đĩa thức ăn, nó phải phối hợp bước đi của cả chân sau và chân trước.

(Ảnh: Reuters)

“Động vật, cũng như con người, ghi nhớ một cách vô thức vị trí đồ vật theo sự tương xứng với cơ thể khi họ bước đi, sự ghi nhớ này phụ thuộc phần lớn vào các tín hiệu liên quan tới sự chuyển động cơ thể”, nhà nghiên cứu Keir Pearson tại Đại học Alberta, Canada, nói.

Mặc dù các nhà nghiên cứu đã biết được điều này, họ vẫn băn khoăn làm thế nào mà mèo nhớ chính xác phải nhấc chân sau lên sau khi chân trước đã tránh một vật cản.

Để tìm hiểu sự phối hợp của mèo, các nhà nghiên cứu tìm hiểu chúng có thể nhớ việc mình vừa bước qua một cản trở trong bao lâu. Họ khiến con mèo dừng lại khi chân trước đã bước qua vật cản, nhưng chân sau chưa bước tới.

Tiếp đến họ đánh lạc hướng con mèo bằng đồ ăn và dịch chuyển chướng ngại vật để xem con vật phản ứng thế nào. Mèo nhớ được mình vừa bước qua vật cản trở trong ít nhất 10 phút, nên nhấc chân sau lên để tránh đồ vật, kể cả khi nó không còn ở đó.

Để so sánh trí nhớ hoạt động của mèo với trí nhớ hình ảnh, họ lặp lại thí nghiệm nhưng lần này dừng con mèo ngay khi chúng chuẩn bị nhấc chân trước qua vật cản. Kết quả cho thấy chỉ sau vài giây, con mèo không thể nhớ những gì chúng đã nhìn thấy nhưng chưa kịp làm: khi vật thể bị bỏ đi, con mèo quên mất là nó đã ở đó và tiếp tục đi.

Nghiên cứu trên ngựa và chó cũng cho kết quả tương tự. Trí nhớ này đóng vai trò trong khả năng con người định vị vật thể trong bóng tối hoặc nhớ lại họ đã để xe ở chỗ nào trong bãi đỗ xe vào buổi sáng. Bằng việc đi bộ từ chỗ để xe vào văn phòng, bạn đã củng cố ký ức về vị trí của chiếc xe trong trí não và không phải mất nửa tiếng để tìm nó.

Posted in Những điều chưa biết về mèo (p8) | Leave a Comment »